Máy thở sơ sinh BB.CPAP
Máy thở sơ sinh BB.CPAP là thiết bị hỗ trợ trẻ sơ sinh suy hô hấp.
Cấu tạo:
Máy thở sơ sinh BB.CPAP gồm 6 phần: bộ bình làm ẩm, bình tạo áp lực, bộ trộn khí, bộ dây dẫn khí, bộ điều khiển nhiệt độ tự động và máy nén khí. Trong đó bình làm ẩm và bình tạo áp lực là 2 bộ phận quan trọng nhất. Nó quyết định độ ấm, ẩm và áp lực trước khi vào phổi của bệnh nhi.
Bộ phận làm ẩm:
FiO2 có được từ bộ phận trộn khí sẽ được sục qua bình làm ẩm trước khi vào bệnh nhi. Bộ phận làm ẩm là một hệ thống bao gồm:
– Bình làm ẩm: Bao gồm 1 chai y tế chịu nhiệt
– Bộ phận điện trở nhiệt: Được thiết kế ở đáy bình với hiệu điện thế an toàn (12v). Giữ cho nước trong bình luôn được làm ấm ở 370C và FiO2 được xục qua nước ấm 390C trước khi đưa vào phổi bệnh nhi.
Cơ chế hoạt động:
Điện trở nhiệt được điều khiển thông qua biến thế 220V – Out 12V và triết áp điều khiển. Ở điều khiển bình thường độ ẩm luôn luôn đạt 80%. Vào mùa khô hanh, bác sĩ có thể điều khiển triết áp để tăng độ ẩm cao hơn.
Bộ phận giữ ấm
FiO2 sau khi được sục qua nước ấm 390C sẽ được đưa qua dây dẫn. Nhưng sau khi ra dây dẫn FiO2 sẽ bị giảm đi 20 C. Lúc này FiO2 ở 370C sẽ được giữ ấm bằng đoạn dây dẫn có gắn điện trở nhiệt trong lòng ống silicone. Điện trở này rất an toàn, hiệu điện thế 12V. Điện trở này có vai trò giữ cho FiO2 luôn luôn ở nhiệt độ 370C trước khi vào phổi bệnh nhi.
Cấu tạo của hệ thống này gồm 1 điện trở 7Ω được nối với biến thế 220V – Out 12V và được nối với bộ phận điều khiển điện tử tự động.
Bình tạo áp lực
Khí thở ra từ cơ thể bệnh nhi, được dẫn vào bình khí CPAP tạo áp lực dương liên tục thông qua một hệ thống các ống dẫn khí đầu ra. Bình CPAP là một bình hở làm bằng chất liệu trong suốt, có chứa nước. Sở dĩ bình hở là vì khí thở ra của bệnh nhi phải thắng được áp lực cột nước và tạo ra sủi bong bóng. Lỗ hở trên bình là để cho khí thừa thoát ra ngoài, nếu không bình sẽ không tạo được áp lực